Nội thất giá tốt 2K

Hướng Dẫn Lập Dàn Bài Viết Content Chi Tiết Nhất

14 tháng 11 2023
Nguyen Bao

Có phải bạn là một người nhiều ý tưởng nhưng mỗi khi bắt đầu viết hoặc khai thác ý tưởng mình đã nghĩ ra thì đầu lại trống rỗng, không biết nên viết cái gì hay nên bắt đầu từ đâu? Hay bạn là một người chớp mắt thành văn, chuyên viết theo mạch cảm xúc nhưng mạch mà đứt cái là bài viết/ ý tưởng đó sẽ bị vứt xó. Nếu bạn xuất hiện những biểu hiện trên thì bài viết này chính là liều thuốc trị “tâm bệnh” khi viết content cho bạn.

 

1. Tại Sao Phải Lập Dàn Bài Viết Content ?

 

Dàn bài là một kế hoạch tổ chức, sắp xếp các ý, thông tin, và phần nội dung của một bài viết hoặc tác phẩm văn bản trước khi bắt đầu viết chính thức. Nó giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về cấu trúc và luồng logic của nội dung trước khi bắt đầu mỗi đoạn văn hay mỗi phần của bài viết.

Khi bắt đầu lập dàn bài cũng chính là lúc bạn tìm kiếm hết các thông tin liên quan về nội dung mình muốn viết, bên cạnh những ý tưởng có sẵn trong đầu, trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp thông tin sẽ giúp bạn bật ra những ý tưởng mới mẻ, những lối mòn chưa được khai phá. Việc lập Dàn bài cũng giúp bạn tóm lược lại một cách nhanh chóng nhất các ý tưởng mới nảy ra trong đầu của bạn, tránh rơi rớt ý.

 

Lý do nào nên lập dàn ý viết content

Lý do nào nên lập dàn ý viết content

 

Bạn có nhớ rằng khi còn đi học, giáo viên ngữ văn luôn khuyên chúng ta lập dàn bài trước khi viết tránh lạc đề không? Dàn bài trong content cũng mang tính chất tương tự, khi mạch viết quá mượt con người ta thường có xu hướng trôi ra khỏi ý tưởng ban đầu mình hướng đến, tới khi nhìn lại thì đã quá muộn. Lập dàn bài sẽ giúp bạn kiểm soát được hướng mà bản thân phát triển trong bài viết.

Tóm lại, lập dàn bài trước khi viết content sẽ giúp bài viết được mạch lạc hơn, tránh lạc đề thiếu ý, định hình được nội dung bài viết và cả hướng phát triển của bài viết.

 

2. Các Phương Pháp Để Lập Dàn Bài Viết Content Dễ Dàng Nhất

 

2.1 Sử dụng brainstorming

Brainstorming là một phương pháp tập trung vào việc tạo ra và thu thập ý tưởng từ một nhóm người hoặc một cá nhân. Mục tiêu của quá trình này là tăng cường sự sáng tạo và tạo ra một loạt các ý tưởng có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc phát triển một ý kiến.

 

Brainstorming là phương pháp tạo ra và thu thập ý tưởng

Brainstorming là phương pháp tạo ra và thu thập ý tưởng

 

Với phương pháp này quan trọng là bạn phải ghi chép cẩn thận rất cả các ý tưởng được đưa ra kể cả nó nhỏ bé hay điên rồ nhất, bởi chính những ý tưởng đó có thể mang lại sự đột phá cho bài viết của bạn.

Sau khi liệt kê các ý tưởng, bạn sẽ gộp các ý có xu hướng trùng nhau lại và tạo đề mục cho các ý này; đồng thời lựa chọn các ý tưởng chính đã được note ra để tạo thành một dàn bài đầy đủ nhất.

 

2.2 Sử dụng sơ đồ nhánh (Sơ đồ cây hay Mindmap)

 

Sơ đồ nhánh, hay còn được gọi là “Sơ đồ cây” hay "Mindmap," là một phương pháp biểu đồ hóa ý tưởng và thông tin bằng cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ để liên kết các ý tưởng chính và các chi tiết phụ thuộc vào chúng.

 

Mindmap là phương pháp đồ hoạ để tạo ra dàn ý content tuyệt vời

Mindmap là phương pháp đồ hoạ để tạo ra dàn ý content tuyệt vời

 

Việc xây dựng sơ đồ nhánh sẽ giúp bạn tư duy được đâu là ý chính đâu là ý phụ của bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng chính đã được phác thảo ở Brainstorming trên để tạo thành các mục chính cho Sơ đồ nhánh của bạn. Lập sơ đồ nhánh thường xuyên cũng giúp bạn có những tư duy về phát triển bố cục, tư duy phân tích, mạch lạc… Dưới đây là một ví dụ về cách bạn có thể tạo sơ đồ nhánh:

Từ ý tưởng chính của bạn, bạn có thể phát triển nó thành:

   Ý Tưởng Chính
   |
   |--- Khía cạnh 1
   |    |--- Chi tiết 1
   |    |--- Chi tiết 2
   |
   |--- Khía cạnh 2
   |    |--- Chi tiết 3
   |    |--- Chi tiết 4
   |
   |--- Khía cạnh 3
        |--- Chi tiết 5
        |--- Chi tiết 6

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về sơ đồ nhánh về chủ đề "Lợi ích của Việc Tập Thể Dục":

   Lợi Ích của Việc Tập Thể Dục
   |
   |--- Fisik
   |    |--- Cải thiện sức khỏe tim mạch
   |    |--- Tăng cường sức mạnh cơ bắp
   |    |--- Phát triển sức bền
   |
   |--- Tâm Lý
   |    |--- Giảm căng thẳng và lo lắng
   |    |--- Cải thiện tâm trạng và tinh thần
   |    |--- Tăng cường tự tin
   |
   |--- Tinh Thần
   |    |--- Tăng cường tập trung và sự sáng tạo
   |    |--- Giúp ngủ sâu hơn
   |    |--- Xây dựng ý chí và sự kiên nhẫn
   |
   |--- Xã Hội
        |--- Tạo cơ hội gặp gỡ và kết nối xã hội
        |--- Gia tăng sự tham gia trong cộng đồng
        |--- Cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân

 


Trong ví dụ này, "Lợi Ích của Việc Tập Thể Dục" là ý tưởng chính, được chia thành ba khía cạnh chính: "Fisik," "Tâm Lý," và "Tinh Thần." Mỗi khía cạnh chính có những chi tiết cụ thể về lợi ích của việc tập thể dục trong từng lĩnh vực. Sơ đồ nhánh giúp hiển thị mối quan hệ giữa các ý tưởng và tạo ra một cấu trúc tổ chức rõ ràng.

 

2.3 Tham Khảo Bài Viết Của Người Khác

 

Trong cơn bão tuyết thì cách nhanh nhất để tiến lên phía trước là đi theo sau lưng người khác và dẫm vào dấu chân trước đó của họ. Khi bạn viết bài cũng vậy, mỗi người đi trước đều là dấu chân để ta đi theo, dấu chân đó tuy không phải lúc nào cũng đi đúng hướng, nhưng từ việc đọc càng nhiều các bài viết có nội dung tương tự thì bạn càng có thể đúc rút ra những ý tưởng hay, loại bỏ đi những ý tưởng không tốt và tạo ra cho bản thân một phiên bản Dàn bài tốt nhất.

 

"Copy" từ những người đi trước cũng là cách để tạo ra dàn ý riêng cho mình

"Copy" từ những người đi trước cũng là cách để tạo ra dàn ý riêng cho mình

 

Tuy nhiên hãy chỉ nên tham khảo ý tưởng chứ không nên copy nguyên văn bài viết của người đi trước lại.

 

2.4 Dùng giấy để ghi lại ý tưởng hay vì gõ trên máy tính

 

Thời đại công nghệ phát triển, ai cũng mang trong mình điện thoại, laptop hay ipad viết ghi chép ngày càng nhanh chóng hơn trên các thiết bị đó chỉ bằng cách note nhanh vào máy. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng khi viết giấy sẽ giúp não bộ của chúng ta phát triển được các ý tưởng nhanh chóng hơn, các ý có sẵn trong đầu cũng sẽ được hiểu rõ ràng khi viết ra.

 

Viết là một cách để não bộ hoạt động tốt hơn

Viết là một cách để não bộ hoạt động tốt hơn

 

Việc viết giấy thường xuyên cũng giúp não bộ con người phát triển và ghi nhớ tốt hơn, bởi thay vì việc chỉ copy và paste lại trên các thiết bị công nghệ, khi viết giấy bạn phải chạy lại các ý tưởng đó một lần nữa trong đầu một lần nữa rồi mới viết ra, điều đó kích thích não bộ của bạn.

 

3. Công Thức Để Lập Dàn Bài Viết Content

 

Công thức lập dàn bài content nghe có vẻ cao siêu nhưng thật ra chúng ta ai cũng đã được học trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Công thức:

- Mở bài

- Thân bài

- Kết bài

 

3.1 Mở bài

 

Khi đi học bạn đã bao giờ ngồi cả nửa tiếng đồng hồ chỉ để nghĩ cái mở bài thật hay không, mở bài xong cái là não cứ như được mở van xả, văn tuôn trào không có điểm dừng; Giáo viên chấm cũng là chấm mở bài đầu tiên, thân bài có thể giống nhau nhưng chính mở bài chính là điểm khác biệt khi chấm bài của giáo viên.

Viết content cũng vậy, khách hàng thông qua mở bài cũng sẽ đánh giá bài viết của bạn có đáng giá với họ hay không; tiêu đề có thu hút họ bấm nút “Click” không?... Dưới đây là một vài cách viết mở bài mà ban có thể sử dụng:

- Mở bài bằng cách trích dẫn danh ngôn, thành ngữ hay tục ngữ.

- Mở bài bằng kể một câu chuyện, đưa ra tình huống

- Mở bài bằng một câu hỏi

- Mở bài bằng cách cung cấp số liệu thống kê, dữ liệu.

- Mở bài bằng sự kiện/thời sự đang được quan tâm

- Mở bài bằng một vấn đề

- Mở bài bằng cách nói về một người nào đó

- Mở bài bằng cách đưa ra những thách thức hay gợi ý hành động

…..

Việc lựa chọn mở bài phụ thuộc vào chủ đề, khách hàng mà bạn đang hướng đến. Điều quan trọng nhất của mở bài là làm thế nào để trở nên thú vị, hấp dẫn để có thể giữ chân khách hàng trong bài viết của mình.

 

3.2 Thân bài

 

Sau khi đã có được một phần mở bài thú vị thì tiếp theo bạn cần phải có được phần thân bài tương ứng. Đây cũng là nơi cung cấp giá trị cho người đọc và cũng là phần trọng tâm cho cả bài viết. Thân bài thường sẽ bao gồm:

- Thực trạng vấn đề bạn đang nói tới

- Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức liên quan

- Lập điểm của bản thân

- Bằng chứng chứng minh luận điểm đó.

….

Bên cạnh các phần trên bạn có thể sử dụng các công thức viết bài như: Công thức AIDA, 4P, 4C,… Bạn có thể tham khảo các công thức viết content mang lại hiệu quả tại:

5 Công Thức Content Siêu Hiệu Quả

 

3.3 Kết bài

 

Đây là phần chốt vấn đề cho cả bài viết, sau quá trình đọc khách hàng thường quên mất bài viết đang nói tới cái gì nên phải có kết bài tổng kết lại bạn muốn nói, muốn thể hiện điều gì thông qua cả bài.

Trong phần kết bài bạn cũng có thể sử dụng các từ ngữ kích thích hành động như: Hãy mua/ đặt hàng ngay để khuyến khích độc giả làm theo mong muốn của bạn.

 

3.4 Đọc lại bài viết

 

Sau khi viết xong nhiều người chủ quan, hay cũng vì lười mà ngại đọc lại bài viết của mình, đây là một thói quen tai hại. Đọc lại bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan lại những ý mà bạn đã thể hiện ra, nhìn thấy được những thông tin nào bị lặp ý, không được mạch lạc,… bạn có thể xóa đi và chỉnh lại ngay lập tức để có một bài viết hoàn chỉnh nhất.

Dàn bài chính là xương sống của cả bài viết, nhất là các bạn chuyên viết content, việc sử dụng dàn bài thường xuyên sẽ giúp bạn phát triển ý tưởng, bài viết của mình được mạch lạc nhất tối ưu hóa từng con chữ của bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tại sao phải lập dàn bài khi viết bài content, cũng như cách để bạn tạo ra được dàn bài hiệu quả!

Tìm kiếm tin tức

Tags
Viết bình luận của bạn
icon icon
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo